Liên Hệ Zalo: 0832666000

Nằm lòng những cách xử lý khi bị sứa cắn để có một chuyến du lịch biển an toàn

07/04/2021

Khi tắm biển chẳng may bị sứa cắn thì bạn nên xử lý bằng cách nào để không nguy hiểm cho tính mạng? Hãy nằm lòng những cách xử lý khi bị sứa cắn sau đây để chuyến du lịch biển của bạn đảm bảo an toàn cùng những trải nghiệm hết sức thú vị và đáng nhớ nhé.

Mọi người thường gặp phải một trong những tai nạn phổ biến nhất khi đi tắm biển là bị sứa cắn. Nếu không xử lý đúng cách, vết cắn này sẽ khiến cả cơ thể bạn bị ngứa, da bỏng rát và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cách xử lý khi bị sứa cắn như thế nào là đúng? Sau đây là những tips hữu ích mà BenThanh Tourist sẽ chia sẻ cho bạn hành trang cho chuyến đi du lịch biển năm nay thật an toàn và vui vẻ.

>> Tham khảo: Danh sách các tour du lịch biển đảo của BenThanh Tourist

Để xử lý khi bị sứa cắn, đầu tiên bạn cần biết về sứa biển 

Tại những vùng biển, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp sứa, một loài sinh vật biển phổ biến. Bởi vì loài sứa có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon nên mọi người thường ít biết về những tác hại của chúng. 

cach-xu-ly-khi-bi-sua-can

Sứa biển là mối hiểm họa tiềm ẩn khi đi biển - Hình sưu tầm (Nguồn Internet)

Đặc điểm nổi bật của những con sứa biển là chúng sở hữu bộ xúc tu rất dài, thông thường từ 2-2.5m và cá biệt có những con sứa dài đến 60m. Mỗi chiếc xúc tu của con sứa sẽ chứa hàng ngàn sợi lông dạng xoắn, mỗi sợi lông chứa bên trong đầy nọc độc giống những chiếc kim vô cùng nguy hiểm. Nếu bạn vô tình chạm vào chúng khi đi tắm biển, vùng da bạn tiếp xúc với sứa có thể bị dính độc tố chứ loài sinh vật hiền lành này không hề chủ động cắn con người.

Dấu hiệu bị sứa cắn là gì?

Bạn có thể dễ dàng nhận biết mình đã bị nhiễm độc do chạm vào sứa thông qua một số dấu hiệu như: cảm giác đau nhức, bỏng rát trên vùng da tiếp xúc giống với bị châm kim vào. Ở vùng da này còn có thể xuất hiện những vết lằn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, cảm thấy đau theo nhịp rồi lan dần lên các bộ phận toàn cánh tay hoặc tay chân.

cach-xu-ly-khi-bi-sua-can-1

Dấu hiệu khi bị sứa cắn - Hình sưu tầm (Nguồn Internet)

Nếu không xử lý đúng cách, người bị sứa cắn sẽ rất nguy hiểm khi thêm một số triệu chứng nặng như đau đầu, khó thở, buồn nôn, chuột rút, rối loạn nhịp tim dẫn đến ngất xỉu.

4 cách xử lý khi bị sứa cắn đơn giản và vô cùng hữu ích

Nhanh chóng rửa sạch vết thương do sứa biển cắn bằng nước muối

Ngay sau khi bị sứa cắn, bạn cần nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng nước biển hoặc nước muối đặc. Đây là cách nhanh nhất để làm sạch các tế bào bị nhiễm độc. Bạn không được sử dụng nước ngọt vì chúng có thể giúp độc tố nhanh chóng lan rộng hơn ra các vùng da khác trên cơ thể.

cach-xu-ly-khi-bi-sua-can-2

Rửa vết thương bằng nước muối - Hình sưu tầm (Nguồn Internet)

Khi bị sứa biển cắn, bạn có thể dùng giấm để rửa vết thương nếu không có nước muối. Giấm cũng được các chuyên gia chứng mình là có khả năng làm dịu vết thương hiệu quả và ngừa trường hợp chất độc của sứa ăn sâu vào da. Tuy nhiên, thời gian dùng giấm rửa vết thương chỉ nên trong khoảng 30 giây.

Loại bỏ các xúc tu của sứa biển còn dính trên da

Cách xử lý khi bị sứa cắn sau đó là bạn cần loại bỏ các xúc tu của sứa còn bám trên da. Nếu nhờ người khác làm hộ, người đó cần dùng găng tay, túi nilon đeo vào để tránh lây lan chất độc từ người nạn nhân sang. Để loại bỏ hết tế bào độc của sứa ra khỏi vết thương, bạn nên chà xát lên vùng da bị cắn bằng những vật dụng có cạnh như một chiếc thìa, da, vỏ sò…

Chườm đá lên vùng da bị sứa biển cắn tổn thương

Việc rất cần thiết để xử lý khi bị sứa cắn là chườm đá lên vùng da bị tổn thương. Bên cạnh tác dụng giảm đau, đá lạnh còn giúp ngăn độc tố của sứa không lan từ vùng da này sang những vùng da khác trên cơ thể.

chuom-da-len-vet-thuong

Chườm đá lên vết thương - Hình sưu tầm (Nguồn Internet)

Cần tiếp tục theo dõi sau khi sơ cứu cho người bị sứa cắn

Sau khi sơ cứu xong cần liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe cho người bị sứa cắn. Nếu họ tiếp tục xuất hiện các dấu hiệu nặng như đau nhức dữ dội, khó thở hay nôn ói thì bạn cần ngay lập tức đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.

>> Xem thêm: Mách bạn cách chọn kính râm đi du lịch biển đẹp sành điệu và bảo vệ mắt hoàn hảo

3 việc cần tránh khi xử lý vết cắn của sứa biển

Cách xử lý khi bị sứa cắn vẫn được lưu truyền rộng rãi trong kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, không phải cách xử lý vết thương do sứa biển nào cũng đúng và hiệu quả. Khi bị sứa cắn, bạn cần lưu ý không nên làm những việc dưới đây.

Không rửa vết thương do bị sứa biển cắn bằng nước tiểu

Một số người tin rằng nên rửa vết thương khi bị sứa cắn bằng nước tiểu. Tuy nhiên nước tiểu có thể chữa trị sứa biển cắn hay không thì đến nay không có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Nước tiểu thậm chí còn có thể là tác nhân khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng và khiến tình trạng của nạn nhân tồi tệ hơn.

Không rửa vết thương bị sứa biển cắn bằng nước ngọt

Trong các tế bào châm, còn gọi là các nematocysts trên da nạn nhân bị sứa biển cắn chứa một hàm lượng nước mặn nhất định từ môi trường biển. Do đó, nếu rửa chúng bằng nước ngọt sẽ làm thay đổi nồng độ mặn trong nematocysts, kích thích các nematocysts phóng thích nọc độc nhanh hơn.

Không dùng cồn rửa vết thương do sứa biển cắn

Cồn rửa vết thương có tác dụng sát trùng và làm sạch vết thương rất tốt nhưng với vết thương bị sứa biển cắn thì ngược lại, nó có thể khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn nhiều.

>> Xem thêm: Những tips vàng cho chuyến du lịch biển an toàn

Không ai muốn mình trở thành nạn nhân của những con sứa khi đi biển cả. Vì vậy, hãy nắm rõ những cách xử lý khi bị sứa cắn vô cùng hữu ích và cần thiết trên, chúc bạn có chuyến đi du lịch biển 2020 đảm bảo an toàn và đáng nhớ nhé.

 


LIÊN HỆ

Đăng ký để nhận Bản Tin

Nhập email để nhận chương trình tour khuyến mãi nhanh nhất và các ưu đãi hấp dẫn khác
Tổng Đài: 1900 6668